I Samuên 16.1; Thi thiên 78.70-72
Tôi sắp bắt đầu một chuyến hành trình. Tôi thấy xúc động kể từ lúc
gói ghém đồ đạt chất lên xe, lo liệu một số việc cần thiết để thấy rõ
chuyến đi đang ở trước mặt mình. Tôi cũng muốn lấy theo một quyển sách
mới do một tác giả mà tôi ưa thích viết. Tôi không thể đợi xem câu
chuyện sẽ tiến triển như thế nào. Có thể quí vị sẽ có được cảm xúc ấy
khi quí vị xem một cuốn phim mới trên máy VCR hay DVD của quí vị. Có một
sự phấn khích và tán thưởng về những điều đang có ở đàng trước. Tôi cảm
xúc như thế về phần nghiên cứu mà chúng ta sẽ bắt đầu hôm nay. Sáng nay
chúng ta sẽ bắt đầu một chuyến hành trình theo Kinh Thánh qua đời sống
và thời thế của Vua David. Đây không phải là một chuyến hành trình ngắn
ngủi, vì Kinh Thánh nói rất nhiều về nhân vật quan trọng nầy. Đây không
phải là một chuyến hành trình dễ dàng vì tội lỗi chúng ta sẽ bị bày ra
giống y như tội lỗi của David đã bị bày ra vậy. Đây sẽ là một chuyến đi
có ích lợi vì chúng ta sẽ tiếp thu nhiều từ câu chuyện nói về nhân vật
nầy, là người đã phạm tội nhưng lại hầu việc Đức Giêhôva. Qua những
trang Kinh Thánh, Đức Chúa Trời cao cả của chúng ta sẽ dạy dỗ chúng ta
nhiều bài học mà nếu đem áp dụng, sẽ biến đổi chúng ta ra giống như ảnh
tượng của Con Ngài là Đức Chúa Giêxu Christ.
David
là một trong những nhân vật quan trọng nhất của Kinh Thánh. Ông là một
người chăn chiên, một chiến binh, một kẻ sống ngoài vòng luật pháp, một
người bạn trung tín, một kẻ thù cay đắng và là một vì vua đã lãnh đạo xứ
sở mình đến một chỗ rất là thịnh vượng. Ông là một nhạc sĩ, một ca sĩ
tuyệt vời của Israel, một nhạc công, một thi sĩ và là một nhà sáng tác
nhiều bài ca mà chúng ta vẫn còn hát hôm nay. Có lẽ phần mô tả quan
trọng nhất về David đến trực tiếp từ nơi Chúa. Đức Chúa Trời đã mô tả
ông là "người vừa lòng ta, người sẽ tuân theo mọi ý chỉ ta" (Công Vụ các Sứ Đồ 13.22; I Samuên 13.14).
Mặc dù ông dấy lên tới những đỉnh cao trong sự hầu việc Đức Chúa Trời,
ông đã rơi vào những chỗ sâu thẳm của tội lỗi. Ông là một kẻ phạm tội tà
dâm, một kẻ giết người và là một người cha nghiệt ngã, gia đình ông
thường xuyên ở trong cảnh lộn xộn. Kinh Thánh không giới thiệu David là
một bậc siêu anh hùng mà giới thiệu một con người bằng xương bằng máu
thực sự. Chúng ta nhìn xem ông với “mọi khuyết điểm mà ông vốn có”.
F.B. Meyer, người viết tiểu sử nhân vật Kinh Thánh , đã viết về David như sau:
Rất có ít người đạt được một sự nghiệp giống như David – một người
chăn chiên và một đấng quân vương, là thi sĩ và là chiến binh, là nhà vô
địch của dân tộc mình và là kẻ sống ngoài vòng luật pháp trong các hang
động xứ Judea, là bạn thân của Giônathan và bị Vua Saulơ bắt bớ, một
ngày kia ông đánh bại quân Philitin rồi một ngày khác ông làm bạn với họ
trên bãi chiến trường. Nhưng trong từng vận rủi may đó, dường như ông
có được một quyền năng đặc biệt với Đức Chúa Trời và người ta đến nỗi
không thể điểm soát hết được, bởi tư cách rất cuốn hút, bởi vẻ đẹp con
người ông, bởi những ân tứ hiếm hoi mà bổn tánh ông đã được phú cho, hay
năng quyền thuộc linh là một thuộc tính quan trọng ở trong tấm lòng
ông.
Khi
Kinh Thánh giới thiệu David lần đầu tiên cho chúng ta biết, dường như
chẳng có nhiều ấn tượng mấy. I Samuên 16.12 mô tả ông là: "hồng-hồng, con mắt xinh-lịch, và hình dung tốt đẹp". Ông là một thanh niên đẹp trai với đôi mắt xinh lịch. "Hồng hồng" có
thể nói tới mái tóc màu đỏ nhạt của ông hay nước da đỏ hồng do ở ngoài
trời nhiều khi lo chăn bầy chiên cho cha mình. Mặc dù David là một thiếu
niên dễ nhìn, bề ngoài của ông chẳng tỏ ra có gì hy vọng lắm về số phận
cao trọng của ông. Ông chỉ là một gã thiếu niên chăn chiên, đứa con út
trong tám người con trai.
David
dường như là chẳng có quan trọng gì lắm trong gia đình của ông. I
Samuên 16 cho chúng ta biết thể nào tiên tri Samuên đã đến gặp cha của
David là Giesê, và buộc Giesê cho ông gặp mấy người con trai vì Đức Chúa
Trời đã bảo ông rằng một trong số chúng sẽ là tân vương của Israel.
Giesê đã cho 7 người con đi ngang qua mặt Samuên và chẳng nói gì về
David cho tới lúc Samuên lên tiếng hỏi: "Hết thảy con trai ngươi là đó sao?" (câu 11).
Chỉ khi ấy Giesê mới nhớ. Ông cho đòi đứa con trai đã bị quên lãng nầy
và khi David bước vào phòng, kẻ chẳng ra gì nầy, kẻ chẳng ra gì được nhớ
tới nầy đã trở thành một nhân vật quan trọng.
Đời sống của David có trong những thiên sử thi mà khoảng 66 chương
trong Cựu Ước đã được dành riêng ra để nói tới ông. Đỉnh cao của những
thiên sử thi ấy là 59 tham khảo đến đời sống của ông trong Tân Ước.
Ápraham, tổ phụ của dân Israel chỉ có 14 chương. Giacốp, vị tộc trưởng
chỉ có 11 chương. Êli vị đại tiên tri chỉ có 10 chương. Chỉ có Chúa
Giêxu mới che khuất David về tầm quan trọng mà thôi.
Chúa Giêxu đã đến theo phần xác từ gia phổ của David. Mười bảy lần Ngài được gọi là "Con David", một tước hiệu Mêsi dành cho David là một kiểu cách Cựu Ước nói về Đấng Christ hầu đến.
Êsai 11.10 nói tiên tri về sự đến của Đấng Christ: "Xảy ra trong ngày đó, rễ Y-sai đứng lên làm cờ cho muôn dân, các nước đều tìm đến Ngài, nơi an nghỉ của Ngài sẽ được vinh hiển”. Trong Tân Ước Chúa Giêxu được gọi là: "sư tử của chi phái Giu-đa, tức là Chồi của vua Đa-vít" (Khải huyền 5.5) và "là chồi và hậu tự của Đa-vít, là sao mai sáng chói” (Khải huyền 22.16). Ở đây ý muốn nói, đó là một cái chồi đã bị chôn giấu dưới đất nhưng đúng thì, nó mọc lên thành một cây lớn.
Qua sự giới thiệu phần nghiên cứu nầy, chúng ta cần một số lai lịch,
một số điều cần thiết về đời sống và thời thế của David. Chúng ta bắt
đầu bằng cách xem xét ba người mà Đức Chúa Trời đã sử dụng để hình thành
một quốc gia: Samuên, Saulơ và David. Tiếp đến chúng ta sẽ bàn tới ba
vị giáo sư mà Đức Chúa Trời sử dụng để nắn đúc David thành một vì vua.
Sau cùng, chúng ta sẽ thêm một phần ứng dụng thực tế khi chúng ta nghiên
cứu ba nguyên tắc mà Đức Chúa Trời sử dụng để nắn đúc một môn đồ.
I. Ba Người mà Đức Chúa Trời sử dụng để Tạo Thành một Quốc Gia.
Trước khi chúng ta bước vào phần ký thuật của Kinh Thánh về David,
chúng ta cần phải hiểu rõ con người và thời thế mà ông đã sinh sống
trong đó. Chúng ta không thể hiểu David mà thiếu mất việc hiểu Samuên và
Saulơ.
A. Samuên – Tôi tớ của Đức Chúa Trời
David ra đời vào một thời điểm mà dân Israel đã sống xa cách Đức Chúa
Trời. Vị đại tiên tri Samuên đã tìm cách làm thay đổi lối sống xa cách
nầy. Ông là một cây cầu nối, là vị quan xét cuối cùng và là người đầu
tiên xức dầu cho một vì vua trong xứ. Đời sống ông tự nó rất đặc biệt.
Anne,
mẹ ông, đã son sẻ trong nhiều năm trời. Bà đã ao ước có được một mụn
con, song không thể mang thai được. Bà đã thề với Đức Chúa Trời rằng nếu
Ngài ban cho bà một đứa con trai, bà sẽ "phú dâng nó trọn đời cho Đức Giê-hô-va" (I Samuên 1.11). Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của bà và bà đã sanh Samuên. Bà đã giữ ông tại nhà cho tới chừng ông đã thôi bú (có thể 5 hay 6 tuổi trong thời ấy) và kế đó đến với Hêli, thầy tế lễ ở Rama.
Hêli có hai người con trai ruột, họ đã sống "gian tà" và "chẳng nhận biết Đức Giêhôva" (2.12). Họ đã làm cho các của lễ ra hư không và ăn nằm cùng những người nữ đến thờ phượng (2.22).
Mặt khác, Samuên đã phục sự Đức Giêhôva từ thuở ấu thơ. Khi còn là một
đứa trẻ, tôi được dạy cho biết thể nào Đức Chúa Trời đã dùng lời kêu gọi
Samuên vào ban đêm và Samuên được dạy phải nói: "Hãy phán, kẻ tôi tớ Ngài đang nghe".
Hãy chú ý I Samuên 3.19-20. Tiểu đoạn nầy chép như sau: "Sa-mu-ên
trở nên khôn lớn, Đức Giê-hô-va ở cùng người: Ngài chẳng để một lời nào
của người ra hư [không để một lời tiên tri nào của ông ra hư]. Từ Đan
cho đến Bê-e-sê-ba, cả Y-sơ-ra-ên đều biết rằng Sa-mu-ên được lập làm
tiên tri của Đức Giê-hô-va".
Israel có chiến tranh với quân Philitin suốt đời sống của Samuên.
Những kẻ thù độc ác nầy đã chiếm lấy Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời, họ
đã giết hai người con của Hêli, Hópni và Phinêna. Khi Hêli nghe được tin
tức, ông ngã ngửa ra phía sau chiếc ghế, gãy cổ mà chết. Samuên nắm lấy
vai trò quan xét trên Israel trong phần còn lại của cuộc đời mình.
Khi
ông lớn tuổi, Samuên đã tìm cách dạy cho hai người con trai của mình
làm quan xét thay chỗ của ông, thế nhưng cả hai đều sống không xứng
đáng. Họ "chẳng noi theo gương người, xiêu lòng tham của, nhậm lấy hối lộ, và trái-lệch sự công bình" (8.1-3).
Các trưởng lão của Israel đã đến với Samuên, họ yêu cầu ông phải ban
cho họ một vua giống như các dân khác. Samuên ngã lòng và cầu nguyện với
Đức Giêhôva, song Đức Chúa Trời phán cùng ông: "Hãy
nghe theo mọi lời dân sự nói cùng cùng ngươi; ấy chẳng phải chúng nó từ
chối ngươi đâu, bèn là từ chối ta đó, hầu cho ta chẳng cai trị chúng nó
nữa" (câu 7).
Samuên
đã không nhượng bộ đối với đòi hỏi của họ mà không đưa ra một lời cảnh
cáo. Ông nói cho họ biết có một nhà vua thì cuộc sống sẽ ra thể nào. Vua
ấy sẽ bắt lấy con trai con gái của họ, bắt chúng phải phục sự người và
quân đội của người. Vua ấy sẽ bắt nộp thuế phần tốt nhứt trong thổ sản
và bầy của họ. Thực vậy, có một vì vua sẽ giới hạn quyền tự do của họ và
biến cuộc sống ra nhọc nhằn hơn. Ông cảnh cáo: "Bấy giờ các ngươi sẽ kêu la vì cớ vua mà các ngươi đã chọn, nhưng Đức Giê-hô-va không nghe các ngươi đâu" (câu 18). Thế mà dân sự vẫn nói: "Không, phải có một vua trên chúng tôi" (câu 19).
B. Saulơ – Sự chọn lựa của Israel.
Nhân vật thứ hai xuất hiện trong câu chuyện nầy là Saulơ, các công
dân Israel đã lựa chọn nhân vật nầy nắm quyền cai trị trên họ. Họ muốn
được nên giống như các dân khác xung quanh họ. Họ bất chấp mọi lời cảnh
báo của Samuên và kêu la đòi phải có vua. Khi ấy, thay vì cầu hỏi Đức
Chúa Trời để chọn một vị vua lên cai trị họ, họ đã chọn một vị vua riêng
cho mình.
Cơ
sở của sự họ lựa chọn trước tiên là vóc dáng bề ngoài. Họ muốn có một
người ra vẻ vua chúa, là người có tác phong vương giả, là người tạo ra
một ấn tượng và đáng tin cậy. Saulơ được mô tả trong I Samuên 9.2 như
sau: "còn trẻ và lịch sự”. Thực thế: “Trong dân Y-sơ-ra-ên chẳng ai lịch sự bằng người". Còn nữa: "người cao hơn cả dân sự từ vai trở lên".
Hãy nói về sự cao ráo, trẻ trung và lịch sự, Saulơ là như thế đó. Nếu
Saulơ sống trong thời của chúng ta, có lẽ ông sẽ một vận động viên
chuyên nghiệp hay một người mẫu cho một bộ môn thể thao nào đó.
Lúc
đầu, Saulơ đã mang lại một số chiến thắng về mặt quân sự cho Israel.
Tuy nhiên, không bao lâu sau đó, ông đã lận đận với sự kiêu ngạo. Ở một
thời điểm, ông đã cố gắng làm công việc tế lễ của Samuên bằng cách dâng
của lễ cho Đức Giêhôva. Kết quả là, Đức Chúa Trời đã sai Samuên đến với
sứ điệp: "nhưng
bây giờ, nước ngươi sẽ không bền-lâu. Đức Giê-hô-va đã chọn lấy cho
mình một người theo lòng Ngài, đặt người ấy làm trưởng của dân sự Ngài,
bởi vì ngươi không giữ theo mạng lịnh của Đức Giê-hô-va".
Saulơ đã bị mù quáng bởi tánh kiêu ngạo của riêng mình đến nỗi ông
bằng lòng đề án tử cho con trai mình là Giônathan chỉ vì Giônathan đã ăn
mật ong.
Có
lẽ sự vi phạm tệ hại nhất của Saulơ là cách ông xử lý đối với Vua Aga.
Quân Amaléc là kẻ thù cay đắng của Israel ở phía Bắc. Qua Samuên, Saulơ
được truyền cho phải "đi đánh dân A-ma-léc và diệt hết mọi vật thuộc về chúng nó. Ngươi sẽ không thương xót chúng nó" (15.3).
Saulơ đem theo hai trăm ngàn lính bộ và mười ngàn người Giuđa tiến đánh
quân Amaléc. Thay vì diệt hết mọi vật, Saulơ đã giữ Vua Aga còn sống
cũng như chiên tốt nhứt trong bầy và các bầy gia súc khác nữa. Khi
Samuên đến gặp Saulơ, ông đã hỏi: "Vậy thì tiếng chiên kêu vang đến tai ta...?" (câu 14). Samuên đã quở trách Saulơ vì sự bất tuân và khi Saulơ xây khỏi ông, Samuên xé rách một mãnh vạt áo tơi của ông rồi nói: "Ấy ngày nay Đức Giê-hô-va xé nước Y-sơ-ra-ên khỏi ngươi là như vậy, đặng ban cho kẻ lân cận ngươi, xứng đáng hơn ngươi" (câu 28). Samuên cho đòi đem Vua Aga đến trước mặt mình. Aga tưởng rằng giờ đây hắn sẽ được an toàn, nhưng Samuên nói: "Hễ gươm ngươi đã làm người đờn bà không có con thế nào, thì mẹ ngươi cũng sẽ không có con thể ấy" kế đó vị tiên tri "bèn giết A-ga trước mặt Đức Giê-hô-va" (câu 33).
Samuên khi ấy "chẳng còn thấy Sau-lơ nữa cho đến ngày mình thác”, song người vẫn “buồn bực về việc Sau-lơ”.
C. David – Nhà Vua của Đức Chúa Trời.
Saulơ chừng 40 tuổi khi ông lên làm Vua. David chào đời khoảng 10 năm
trong đời trị vì của Saulơ. Samuên đã luống tuổi rồi. Dân sự của Đức
Chúa Trời mau chóng sống xa cách Ngài. Họ bị đánh bại và bị áp bức.
Nhưng Đức Chúa Trời đã không quên họ. Ngài đang sửa soạn từ giữa vòng họ
một thiếu niên, là người sẽ trở thành vị vua quan trọng nhứt mà họ từng
nhìn biết, một vì vua là kiểu cách của Con thiêng liêng của Ngài. Cho
phép tôi chỉ cho quí vị thấy 5 từ trong Kinh Thánh về sự tuyển chọn tối
cao của Đức Chúa Trời về David.
- Thứ nhứt, Đức Chúa Trời đã TÌM KIẾM David.
Trong I Samuên 13.14 một lần nữa chúng ta thấy Kinh Thánh chép: "Đức Giê-hô-va đã chọn [search] lấy cho mình một người theo lòng Ngài". Từ ngữ Hêbơrơ dịch là “search” [tìm kiếm] có nghĩa là "tìm cho ra, cố gắng tìm cho được, đòi hỏi".
Quí vị có thể hình dung ra Đức Chúa Trời đang tìm kiếm qua dãy núi đồi,
đồng trũng trong Israel, Ngài tìm kiếm một người sẽ chịu làm theo ý chỉ
của Ngài? II Sử ký 16.9 chép: "Vì con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài".
Có những dãy núi hẻo lánh gần thành Bếtlêhem, Ngài tìm gặp một gã thiếu
niên chăn chiên tên là David, là người có tấm lòng đã sửa soạn sẵn cho
sự hầu việc.
Khi Đức Chúa Trời sửa soạn làm một việc lớn, Ngài tìm kiếm người biết
sẵn sàng để làm theo ý chỉ của Ngài. Hãy suy nghĩ về điều nầy xem, có
đôi mắt của Đức Giêhôva quét qua ngôi nhà của quí vị sao? Quí vị có biết
Ngài đang quan phòng và thử nghiệm chúng ta không? Ngài muốn biết chúng
ta có trung tín trong những việc nhỏ giống như việc mà chúng ta đang
nhìn thấy, đang đọc và đang nói tới. Đôi mắt của Đức Chúa Trời không hề
lìa khỏi chúng ta. Chúng ta thực sự không sống một mình đâu!
- Thứ hai, Đức Chúa Trời GẶP David.
Trong Thi thiên 89.20, Đức Chúa Trời phán: "Ta đã gặp Đa-vít, là kẻ tôi tớ ta".
Có nhớ câu chuyện nói về con chiên lạc mất trong Luca 15 không? Người
chăn đã để 99 con lại để đi tìm một con bị lạc mất. Luca 15.5 chép: "Khi đã kiếm được, thì vui mừng vác nó lên vai". David người chăn là một con chiên lạc mất mà Đức Chúa Trời đã tìm được.
Meyer nói về điều nầy rất hay như sau: "David
đã được tìm gặp rất lâu trước khi Samuên được sai đến xức dầu cho
người. Giờ phút tìm gặp phước hạnh ấy là lúc nào? Có phải lúc trời bình
minh, khi ánh sáng lung linh đầu tiên ban ngày chàng chăn chiên đã dẫn
bầy của mình rời khỏi chuồng mà ra đồng ăn cỏ không? Hay là vào một buổi
sáng kia, khi với đức tin mãnh liệt của một anh hùng, chàng đã giải cứu
một con chiên đang run rẩy sợ hãi trước con sư tử hay con gấu? Hoặc giả
vào một buổi trưa nọ, khi quan niệm đầu tiên của Thi thiên nói về người
chăn cảm thúc lòng chàng khi chàng ngồi đấy chiêm nghiệm gánh nặng của
mình? Hay vào một tối đó, khi David nghe thấy tiếng im lặng của các từng
trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời? Và phải chăng chẳng có
một đáp ứng kín nhiệm phấn khởi nào trước sự kêu gọi của Chúa, giống như
đáp ứng của các môn đồ đã có khi họ đứng bên giàn phơi lưới và phán
‘Hãy theo Ta’?"
Có
phải Đức Chúa Trời đã tìm gặp quí vị không? Giống như David, có phải
quí vị đã đưa ra một sự lựa chọn có ý thức, chịu dâng đời sống của quí
vị cho Ngài chăng? Mỗi người ở trên đất nầy vừa bị hư mất mà cũng vừa
được tìm gặp. Chúng ta phải gán cho toàn bộ dân cư của hành tinh quả đất
cái nhãn: “bị hư mất và được tìm gặp”.
Nhiều người đã bị hư mất trong cuộc truy hoan ích kỷ của họ. Họ đã bị
hư mất trong lối sống lấy cái tôi làm trung tâm, bị hư mất trong tội lỗi
của chính họ. Một số người đã được tìm gặp. Một số người đã được tha
thứ, được thanh tẩy tội lỗi và được đưa vào làm con nuôi trong gia đình
của Đức Chúa Trời. Có phải quí vị đã bị hư mất hay được tìm gặp?
- Thứ ba, Đức Chúa Trời đã CHỌN David.
Thi thiên 78.70 chép: "Ngài cũng chọn Đa-vít là tôi tớ Ngài, bắt người từ các chuồng chiên".
Israel đã chọn Saulơ. Đức Chúa Trời đã chọn David. David vốn biết mình
là một kẻ chẳng ra chi cho tới chừng Đức Chúa Trời khiến cho ông thành
kẻ ra chi. Sự thật cho thấy rằng Đức Chúa Trời đã chọn ông, Ngài không
hề lìa khỏi David. Sự lựa chọn ấy cung ứng cho ông sự hiện diện và năng
lực. Ông có thể đối diện với gã chiến binh khỗng lồ Gôliát vì ông biết
rõ mình đã được Đức Chúa Trời lựa chọn. Ông có thể kiên nhẫn chờ đợi
trong các hang động xứ Judea trong khi Saulơ truy đuổi ông, vì ông biết
rõ ông đã được Đức Chúa Trời lựa chọn. Ông có thể sấp mặt xuống đất kêu
xin sự tha thứ và thương xót vì ông vốn biết rõ mình đã được Đức Chúa
Trời lựa chọn.
Nếu quí vị là một người tin Chúa chân chính, quí vị cũng được Đức Chúa Trời lựa chọn nữa đấy. Êphêsô 1.4 chép: "trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ". Phaolô nói trong II Têsalônica 2.13: "Hỡi
anh em yêu dấu của Chúa, còn như chúng tôi, phải vì anh em tạ ơn Đức
Chúa Trời không thôi, vì vừa lúc ban đầu, Ngài đã chọn anh em bởi sự nên
thánh của Thánh Linh, và bởi tin lẽ thật, đặng ban sự cứu rỗi cho anh
em".
Không những quí vị đã sanh ra trong gia đình của Đức Chúa Trời mà Ngài
còn chọn quí vị làm con nuôi nữa. Ngài tách quí vị ra rồi nói: "Người nầy thuộc về Ta".
Chúng ta tìm thấy sức lực lớn lao trong sự lựa chọn của Đức Chúa Trời!
Chúng ta rất có giá trị đối với Ngài. Ngài yêu thương chúng ta với một
tình yêu đời đời. Ngài sẽ giữ từng lời hứa mà Ngài đã lập với chúng ta.
Vô luận đồng trũng có tối tăm dường nào, Ngài ở cùng chúng ta. Trong Thi
thiên nổi tiếng nhất của Ngài, David đã nói: "Dầu
khi tôi đi trong trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở
cùng tôi; cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi" (Thi thiên 23.4).
- Thứ tư, Đức Chúa Trời đã CHỈ ĐỊNH David.
Một lần nữa chúng ta chú ý I Samuên 13.14, ở đây chép: "Đức Giê-hô-va đã chọn lấy cho mình một người theo lòng Ngài, đặt người ấy làm trưởng của dân sự Ngài".
Đức Chúa Trời đã chỉ định một gã thiếu niên chăn chiên chẳng ra chi làm
vua. Trong khi gã hãy còn là một thiếu niên, đang khi mùi hôi thối của
bầy chiên còn bám trên thân thể gã, Đức Chúa Trời đã xức dầu cho David
làm vua. Ngài chỉ định chàng phải lên ngồi trên ngai vàng của Israel.
Saulơ đã có ngai vàng. Ông ta có quân đội. Ông ta có của cải vương
giả. Ông ta có bề thế chính trị. Ông ta đang nắm lấy quyền bính và lớn
mạnh. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã chỉ định David. Mặc dù nhiều năm tháng
trôi qua và Saulơ cứ bám vào sợi dây vương giả khó đứt của mình, sự ấn
định thiêng liêng của David là rất rõ ràng.
Chúa Giêxu phán: "Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ" (Mác 10.43).
Chúng ta không bước vào Nước Trời do phô trương bề thế và giật lấy
những sợi dây chính trị. Chúng ta bước vào đấy bằng cách đi xuống. Chúng
ta đi lên bằng cách đi xuống. Giacơ 4.10 chép: "Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên".
Nếu quí vị muốn trở nên cao trọng trong Nước của Đức Chúa Trời, hãy tự
trang bị cho mình và cứ trung tín ở nơi quí vị đang sinh sống. Đức Chúa
Trời sẽ chỉ định quí vị sống ở nơi mà Ngài muốn quí vị phải ăn ở.
- Thứ năm, Đức Chúa Trời đã TIẾP TRỢ cho David.
Trong I Samuên 16.1, Đức Chúa Trời phán với Samuên: "Ngươi
buồn rầu về việc Sau-lơ cho đến chừng nào? Ta đã từ bỏ nó, hầu cho nó
không còn làm vua trên Y-sơ-ra-ên nữa. Hãy đổ dầu đầu sừng của ngươi và
đi. Ta sẽ sai ngươi đến Y-sai, người Bết-lê-hêm. vì trong vòng các con
trai người, ta đã chọn một người làm vua". Một trong những tước hiệu Hêbơrơ của Đức Chúa Trời là Jehovahjireh có nghĩa là "Đức Giêhôva sẽ tiếp trợ cho” (đối chiếu Sáng thế ký 22.14).
Đức Chúa Trời không hề quên Israel. Trong các trũng sâu quanh thành
Bếtlêhem, Đức Chúa Trời đã đặt trái tim của một vì vua vào trong lồng
ngực của một gã thiếu niên chăn chiên. Đức Chúa Trời không hề quên tuyển
dân của Ngài. Khi chúng ta cần những nhà lãnh đạo cho Hội thánh hay cho
xứ sở, Đức Chúa Trời sẽ dấy họ lên.
II. Ba vị Giáo Sư Đức Chúa Trời sử dụng để nắn đúc một vì Vua.
Đức
Chúa Trời vốn biết rõ từ khi sáng thế mọi điều mà Ngài sẽ làm qua
David. Ngài đã dựng nên David để làm Vua được chọn của Ngài. Trong Thi
thiên 139, David về sau viết như sau: "Vì
chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi...Khi
tôi được dựng nên trong nơi kín, chịu nắn nên cách xảo lại nơi thấp của
đất, thì các xương cốt tôi không giấu được Chúa. Mắt Chúa đã thấy thể
chất vô hình của tôi; Số các ngày định cho tôi, đã biên vào sổ Chúa
trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy" (các câu 13, 15-16).
Trong khi Đức Chúa Trời đang lồng trái tim của một vì vua vào ngực
của một gã thiếu niên chăn chiên, Ngài đưa ba vị giáo sư vào trong đời
sống của chàng, những vị giáo sư sẽ nắn đúc bổn tánh và khiến chàng trở
thành một vì vua vĩ đại. Chúng ta hãy xét qua những điều David đã tiếp
thu từ trách nhiệm, sự tối tăm, và sự khó khăn.
A. Trách nhiệm.
Một người chăn phải học biết sống trong đồng vắng. Người phải sống
một đời sống thầm lặng và cô độc. David phải học biết sống một mình
trong vùng đồi núi hiểm trở trước khi chàng được người ta tin cậy và đến
sống trong cung điện.
Quê nhà của chàng ở Bếtlêhem cách phía nam thành Jerusalem khoảng 6 dặm. Bếtlêhem nằm trên dãy núi cao 2000 feet so với mặt Biển Địa Trung Hải. Về phía Đông Bắc là một cái dốc dài phân thành hai đồng trũng kéo dài xuống tận Biển Chết. Dọc theo vùng đồi núi nầy David đã gào thét với bầy chiên của cha mình. Ở đây chàng đã tiếp thu được bổn tánh và trách nhiệm. Không có ai chăm lo cho bầy chiên trừ ra chàng. Nếu chàng không cho chúng ăn, chúng sẽ không được nuôi dưỡng tử tế. Nếu chàng không cho chúng uống nước, chúng sẽ không được tắm rửa. Nếu chàng không bảo hộ chúng, chúng sẽ không được bảo hộ. David không có ai khác để đổ thừa. Trong cảnh hoang vắng của vùng đồi núi, chàng đã học biết kê vai gánh lấy trách nhiệm.
Là một đứa trẻ lớn lên trong xứ, tôi luôn luôn có nhiều công việc phải lo làm. Có những con thú cần được nuôi dưỡng, cỏ phải được cắt xén, phải thu thập các thứ rau cỏ, cần phải đốn cây và cứ thế. Luôn luôn có công việc và trách nhiệm. Cha tôi không mua chiếc xe đầu tiên cho tôi. Ông cho tôi vay tiền để mua xe và tôi phải trả góp cho ông mỗi tuần hoặc chiếc xe sẽ bị đem bán đi. Tôi phải cảm tạ cha mẹ tôi vì đã dạy tôi tinh thần trách nhiệm ở một độ tuổi rất sớm. Tôi tin tất cả con cái đều cần phải được giao cho trách nhiệm.
Quê nhà của chàng ở Bếtlêhem cách phía nam thành Jerusalem khoảng 6 dặm. Bếtlêhem nằm trên dãy núi cao 2000 feet so với mặt Biển Địa Trung Hải. Về phía Đông Bắc là một cái dốc dài phân thành hai đồng trũng kéo dài xuống tận Biển Chết. Dọc theo vùng đồi núi nầy David đã gào thét với bầy chiên của cha mình. Ở đây chàng đã tiếp thu được bổn tánh và trách nhiệm. Không có ai chăm lo cho bầy chiên trừ ra chàng. Nếu chàng không cho chúng ăn, chúng sẽ không được nuôi dưỡng tử tế. Nếu chàng không cho chúng uống nước, chúng sẽ không được tắm rửa. Nếu chàng không bảo hộ chúng, chúng sẽ không được bảo hộ. David không có ai khác để đổ thừa. Trong cảnh hoang vắng của vùng đồi núi, chàng đã học biết kê vai gánh lấy trách nhiệm.
Là một đứa trẻ lớn lên trong xứ, tôi luôn luôn có nhiều công việc phải lo làm. Có những con thú cần được nuôi dưỡng, cỏ phải được cắt xén, phải thu thập các thứ rau cỏ, cần phải đốn cây và cứ thế. Luôn luôn có công việc và trách nhiệm. Cha tôi không mua chiếc xe đầu tiên cho tôi. Ông cho tôi vay tiền để mua xe và tôi phải trả góp cho ông mỗi tuần hoặc chiếc xe sẽ bị đem bán đi. Tôi phải cảm tạ cha mẹ tôi vì đã dạy tôi tinh thần trách nhiệm ở một độ tuổi rất sớm. Tôi tin tất cả con cái đều cần phải được giao cho trách nhiệm.
Khi tôi còn là một sinh viên thần học, với lòng ao ước được Đức Chúa Trời sử dụng, một người khôn ngoan đã đến nói với tôi: "Nầy con, phải trung tín với những gì Đức Chúa Trời đã giao cho con hôm nay và Ngài sẽ giao cho con nhiều hơn vào ngày mai". Khi ấy ông đã nói đúng và lời khuyên tin kính của ông vẫn còn dẫn dắt tôi.
Chúng ta nắm giữ trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao cho chúng ta như
thế nào? Có phải chúng ta đang chất chứa nhiều lời cáo lỗi không? Có
phải chúng ta đang ngóng tìm ai hay vật gì đó để đổ thừa không? Hay có
phải chúng ta đang kê vai lãnh lấy công việc rồi làm hết sức mình để
phục vụ Chúa hôm nay không?
B. Sự tối tăm.
Chàng trai trẻ David thực sự là một kẻ không ra chi, một kẻ không ra
chi được nhớ tới. Dường như chàng là con trai duy nhất của người vợ kế
của cha mình. Chàng có 7 người anh dường như ít có quan tâm đến chàng.
Chàng bị đuổi cùng với bầy chiên vào vùng đồi núi sống trong đồng vắng
và tối tăm.
Chuck Swindoll đã viết: "Những
người nam, người nữ của Đức Chúa Trời, “tôi tớ-lãnh đạo”, trước tiên
làm cho người ta không biết tới, không trông thấy, không được tán thưởng
và không được tung hô. Trong những đòi hỏi gay gắt của sự tối tăm, bổn
tánh được trau dồi. Thật là kỳ lạ người nào trước tiên tiếp nhận sự tăm
tối im lặng đó lại có đủ tư cách tốt nhứt để nắm lấy sự tán thưởng của
quần chúng".
Tôi thấy rất là thú vị khi Đức Chúa Trời chọn sự tăm tối cho toàn bộ
cuộc đời của Chúa Giêxu. Chúa Giêxu đã sống trong ba mươi năm ở thị trấn
nhỏ bé Nazarét, lao động như một người thợ mộc để giúp đỡ cho gia đình.
Các em Ngài có lẽ cũng khinh khi Ngài. Mọi cư dân trong cộng đồng đó đã
tin Ngài là đứa con bất hợp pháp.
Đôi khi Đức Chúa Trời để các tôi tớ Ngài lại trong chỗ tối tăm nhiều năm trời mới dấy họ lên chỗ cao trọng. Đôi khi Đức Chúa Trời để họ lại trong chỗ tăm tối suốt cả đời họ rồi mới dấy họ lên chỗ cao trọng trong cõi đời đời. C. Sự khó khăn.
Đôi khi Đức Chúa Trời để các tôi tớ Ngài lại trong chỗ tối tăm nhiều năm trời mới dấy họ lên chỗ cao trọng. Đôi khi Đức Chúa Trời để họ lại trong chỗ tăm tối suốt cả đời họ rồi mới dấy họ lên chỗ cao trọng trong cõi đời đời. C. Sự khó khăn.
David
không để những năm tháng ấy của cuộc đời mình chỉ ngồi trên một sườn
núi, miệng thì ngậm một cọng rơm lo đếm bầy chiên rồi viết ra những bài
hát. Chàng đã đối diện với nỗi khó khăn rất lớn. Chúng ta hãy suy nghĩ,
khi David sửa soạn đánh trận với tên khỗng lồ Gôliát, gã Gôliát mạnh
sức. Chàng nói với Saulơ trong I Samuên 17.34: "Khi
tôi tớ vua chăn chiên của cha mình, hễ có sư tử hay là con gấu đến tha
một con chiên của bầy, thì tôi đuổi theo, đánh nó, rứt con chiên khỏi
miệng nó; hễ nó cất lên cự tôi, tôi nắm râu nó, đánh và giết nó đi".
David có thể đối mặt với Gôliát vì Đức Chúa Trời đã giúp chàng đối mặt
với loài gấu và sư tử rồi. Chàng sẽ đối mặt với sự khó khăn trong việc
bảo hộ bầy chiên Israel vì chàng đã học biết lòng can đảm trong khi bảo
hộ cho bầy chiên rồi.
Hãy lắng nghe lời lẽ của Thi thiên 78.70-72: "Ngài
cũng chọn Đa-vít là tôi tớ Ngài, bắt người từ các chuồng chiên: Ngài
đem người khỏi bên các chiên cho bú, đặng người chăn giữ Gia-cốp, là dân
sự Ngài, và Y-sơ-ra-ên, là cơ nghiệp Ngài. Như vậy, người chăn giữ họ
theo sự thanh liêm lòng người, và lấy sự khôn khéo tay mình mà dẫn dắt
họ”.
Có
phải quí vị đang đối diện với nhiều khó khăn ngay hôm nay không? Có
phải những thử thách đang phủ lút quí vị không? Hãy đứng đó. Cho phép
tôi đọc cho quí vị nghe Giacơ 1.2-4. Đặc biệt tôi thích bản dịch NRSV
chép tiểu đoạn nầy như sau: "Hỡi
anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều
vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự
nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình
anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào”. Đức Chúa Trời đang luyện lọc chúng ta trong lò nghịch cảnh rồi nắn đúc chúng ta trên cái đe khó khăn đó.
III. Ba nguyên tắc Đức Chúa Trời sử dụng để nắn đúc một Môn đồ.
A. Thái độ trung tín hôm nay kết quả bằng phước hạnh ở ngày mai.
Kinh Thánh đầy dẫy những lời khuyên về lòng trung tín. Galati 6.9 chép: "Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt". I Côrinhtô 10.31 chép: "Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm".
Chúng ta sẽ không trung tín trong việc lớn nếu chúng ta bất trung trong
việc nhỏ. Những người nam người nữ cao trọng của Đức Chúa Trời là hạng
người làm việc nhỏ rất giỏi. Vô luận trong đời nầy hay trong đời sau, sự
trung tín của chúng ta sẽ kết quả bằng các phần thưởng phong phú nhất
của Đức Chúa Trời.
B. Sự cứu rỗi có tức thì nhưng địa vị môn đồ phải cần có thời gian.
Muốn
được cứu thì phải chờ bao lâu? Sự cứu ấy có ngay tức thì. Giây phút quí
vị tự hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời, Ngài thanh tẩy tội lỗi của
quí vị, đóng ấn quí vị bằng Thánh Linh Ngài và đưa quí vị vào làm con
nuôi trong gia đình của Ngài. Trở thành một Cơ đốc nhân thì phải cần bao
lâu? Nếu chúng ta hỏi bao lâu để được “trở nên giống như Đấng Christ" thì câu trả lời là trọn cả đời. Đức Chúa Trời không hề vội vã đâu!
C. Không bao giờ là quá trễ khi muốn được Đức Chúa Trời sử dụng.
Không giống như chàng trai trẻ David, nhiều người trong chúng ta ao
ước kéo dài những năm tháng niên thiếu của mình. Chúng ta đều cảm thấy
đã phung phí đời sống của mình không để cho Đức Chúa Trời sử dụng. Chúa
không lo chi về ngày hôm qua. Mối quan tâm của Ngài là hôm nay và ngày
mai. Đức Chúa Trời vẫn còn tìm kiếm con người cho sự hầu việc Ngài. Quí
vị có bằng lòng phục vụ không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét