Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Bài 9: I Samuên 22:6 - 23:14: "Âm Mưu"



ĐỜI SỐNG VÀ THỜI THẾ CỦA VUA DAVID
Âm Mưu
I Samuên 22.6 – 23.14
Một thời gian ngắn sau khi người ta đưa ra chứng cớ không đúng với sự thật, cựu Tổng Thống Clinton là một phần trong mối quan hệ bất chính với một thực tập sinh; Đệ Nhất Phu Nhân, Bà Clinton đã lên đài truyền hình quốc gia và tuyên bố mọi lời tố cáo nầy chẳng là gì hết, mà chỉ là một "âm mưu của cánh hữu" mà thôi. Tất nhiên, bà đã lầm. Âm mưu duy nhất nằm nơi phần của gia đình Clinton hòng che giấu một sự thật đáng buồn, gây sốc đó.
Người Mỹ vốn thích lối lý luận có tính bật mí. Thực sự ai là người bắn John F. Kennedy? Phải chăng Oswald đã hành động có một mình? Còn có ai khác trên đồi cỏ kia không? Phải chăng có một con tàu được khôi phục lại ở Roswell? Điều chi thực sự diễn ra ở Khu Vực 51? Sự thực về cái chết của Vince Foster là gì? Đâu là sự nối kết giữa chính quyền Clinton và Trung Hoa? Công Nương Diana có thực bị giết không? Phải chăng chiếc máy bay của John Kennedy thực sự bị rơi hay bị bắn rơi? Có phải AID’s đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm rồi được đem gán cho cộng đồng đồng tính luyến ái không? Người ta tin hết thảy các lý thuyết nầy. Một vài phút tham khảo trên Internet sẽ chỉ ra hết trang web nầy tới trang web khác chuyên trách nhiều học thuyết nằm ở đàng sau các thắc mắc nầy và nhiều nữa.
Có thể người ta ưa thích các học thuyết có tính bật mí vì chúng giúp chúng ta che giấu sự thực. Trong chứng tâm thần phân liệt của ông, Vua Saulơ đã tin rằng có một âm mưu đang tiến hành để loại ông khỏi ngai vàng của Israel rồi thay ông ta bằng "con trai của Ysai", là David. Hãy đọc tới 22.8 và chú ý lời lẽ của ông ta cùng triều thần gần gũi mình: "Vậy cớ sao các ngươi hết thảy đồng mưu nghịch ta…". Trong câu 13, nhà vua nói với thầy tế lễ Ahimêléc: "Cớ sao các ngươi đồng mưu cùng con trai Ysai mà nghịch cùng ta…?"
Trong phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay, chúng ta sẽ thấy rằng Saulơ đã đánh mất ngai vàng. Ông ta tin mọi người, cả kẻ sống cho ông ta cũng như kẻ chống nghịch lại ông ta. David đang ở trong tình trạng bị bỏ quên. Chàng không thể bị giết, nhưng cũng không thể làm Vua. Trong quá trình ấy, chúng ta sẽ thấy rằng khi Saulơ rơi vào cảnh điên loạn, còn David thì lên cao hơn. Chàng đang tiếp thu một lần nữa biết nương cậy vào Đức Giêhôva và tìm kiếm mặt Ngài trong suốt thời kỳ chưa ổn định.
I. Âm mưu của Saulơ, Sự tuyên xưng của David (22.6-23).
A. Chứng hoang tưởng của Saulơ (các câu 6-8).
Saulơ rơi vào cảnh mù mờ về David. Theo như chúng ta biết, lần cuối cùng ông ta nhìn thấy David là khi ông ta phóng mũi giáo vào chàng lần thứ ba ở 19.10. Khi ông ta hay David đương ở tại Na-giốt, ông ta bèn đi xuống đó theo cách riêng, với dự tính giết chàng. Tuy nhiên: "thần của Đức Chúa Trời ngự trên Saulơ" và ông ta đã “nói tiên tri”, ông ta "lột áo mình" rồi "ở trần như vậy nằm dưới đất trọn  ngày và đêm đó".
Kể từ thời điểm đó, David đã có mặt ở khắp mọi nơi. Chàng đã gặp gỡ Giônathan, trốn đến Nốp. Ở đây chàng đã nhận lãnh Bánh Trần Thiết cùng thanh gươm của Gôliát từ thầy tế lễ Ahimêléc. Chàng từ đó đi đến thành Gát của người Philitin, ở đây chàng đã giả điên để tìm đường trốn tránh. Chàng đã đi trốn trong "hang đá Ađulam, gia đình chàng cũng như "bốn trăm người" gồm cả đờn bà và trẻ em đều đến cùng chàng. Kế đó David dẫn dắt họ đến xứ "Môáp" để tìm một nơi nương náu an toàn cho cha mẹ già của mình. Trong khi ngụ tại xứ Môáp, Gát, vị tiên tri đã đến với lời của Đức Giêhôva rằng David phải trở về lại xứ Giuđa. Chàng vâng lời rồi đưa người của mình đến tại "rừng Hê-rết".
Câu 6 chép: "Sau-lơ hay rằng người ta đã tìm được Đa-vít và những kẻ theo người". Rõ ràng một tin tình báo đã đến tay Saulơ, nói rằng họ đã tìm được David cùng người của chàng, có lẽ đang di chuyển giữa xứ Môáp và "rừng Hê-rết".
Kinh Thánh cho chúng ta biết khi Saulơ hay được tin nầy: "Sau-lơ ở tại Ghi-bê-a, ngồi dưới cây liễu xủ tơ, trên nơi cao; tay cầm giáo, còn các tôi tớ người chầu chực bên người". Thay vì tấn công kẻ thù người Philitin và tham dự các vụ việc nhà nước, nhà vua ở tại nhà trong "Ghi-bê-a" ngồi suy nghĩ dưới bóng cây. Trong tay của ông lúc nào cũng là mũi giáo”. Nếu ông ta sống hôm nay, ông ta sẽ có một cặp súng Colts xi inox thật láng. Các vệ sĩ luôn luôn "chầu chực bên người". Ông ta luôn luôn ngồi với lưng dựa vào tường (20.25) hoặc cây liễu xủ tơ. Ông ta là hình ảnh của chứng hoang tưởng.
Bây giờ nhà vua nói với người “Bêngiamin” đang đứng chầu chực quanh ông. Saulơ thuộc về chi phái Bêngiamin và số người nầy không những là tôi tớ, mà còn là bà con của ông nữa. Họ tiêu biểu cho vòng trong cùng. Ông hỏi họ: "Có phải con trai Y-sai sẽ ban cho hết thảy các ngươi những ruộng và vườn nho chăng? Các ngươi trông cậy nó sẽ lập các ngươi làm trưởng ngàn người và trăm ngươi ư?" Trở lại ở chương 8, Đức Chúa Trời đã cảnh cáo Israel rằng khi họ dựng lên một vì vua, vua ấy sẽ bắt con trai con gái họ rồi đặt các quan trưởng của người trên họ. Vua ấy sẽ lấy đồng ruộng, vườn nho của họ rồi ban chúng cho các tôi tớ người (8.10-18). Saulơ đã làm đúng y như thế. Giờ đây, ông ta đang nhắc cho vòng thủ hạ trong cùng của mình nhớ đứng về phía nào là có lợi cho họ. Ông ta đang nhắc cho họ nhớ ai đã khiến cho họ trở nên hạng người giàu có.
Bây giờ ông ta tố cáo họ về tội phản bội. Ông ta nói: "Vậy, cớ sao các ngươi hết thảy đồng mưu nghịch ta, và cớ sao chẳng cho ta hay rằng con trai ta đã kết giao ước cùng con trai Y-sai? Nhân sao chẳng ai thương xót ta, cho ta hay trước rằng con trai ta đã xui kẻ tôi tớ ta nghịch cùng ta, lập mưu hại ta, như nó đã làm ngày nay?" (câu 8).
Saulơ đã điên cuồng lại càng thêm tức tối. Ông ta tin quyết rằng có một âm mưu to lớn hòng chống nghịch lại ông, ngay cả những tư vấn gần gũi nhất của ông, giống như con trai ông là Giônathan đã ưu đãi David hơn bản thân ông. Quí vị có nghe thấy tiếng than vản đáng tội nghiệp khi ông ta quả quyết: "nhân sao chẳng ai thương xót ta?" Mặc dù David đang thực thi mọi sự chàng có thể để lẫn tránh Saulơ, Saulơ tin David đang nói dối để tìm cơ hội mai phục ông ta.
Khi Saulơ gặp David lần đầu tiên, ông ta "thương yêu người lắm" (16.21). Sau khi David chiến thắng Gôliát, khi lòng người bắt đầu xu hướng về chàng, Saulơ đã đem lòng ganh tỵ mà hỏi: "chỉ còn thiếu cho nó ngôi nước mà thôi?" (18.8). Kế đó Saulơ đã "sợ hãi" David rồi tìm cách giết chàng (18.12). Nỗi sợ không cần thiết đó đã trở thành chứng hoang tưởng giờ đây dường như trở thành cơn điên rồ. Saulơ nghĩ ai nấy đều có mặt trong một âm mưu, ai nấy kể cả những vị tư vấn gần gũi nhất của ông ta và chính đứa con trai của mình hầu hết đều muốn loại bỏ ông mà thôi.
B. Sự phản bội của Đô e (các câu 9-10).
Có nhớ Đô e không? Hắn là kẻ xu nịnh có bộ mặt giống như chó, hắn đã chứng kiến thầy tế lễ thượng phẩm Ahimêléc vùa giúp cho David tại Nốp trong chương 21. Hắn là một người "Êđôm", kẻ bội đạo, chẳng hiệp với ai trừ ra với chính bản thân hắn. Khi hắn nghe tiếng than vản đáng thương của Saulơ, hắn biết rõ đây là thì thuận tiện để nói ra mọi điều mà hắn biết về David. Hắn nghĩ rằng nếu Saulơ thấy hắn là trung thành, hắn cũng sẽ nhận lãnh một số "ruộng và vườn nho" mà Saulơ đã ban cho người thuộc chi phái Bêngiamin.
Hắn nói: "Tôi có thấy con trai Y-sai đi đến Nóp, vào nhà A-hi-mê-léc, con trai A-hi-túp; người cầu vấn Đức Giê-hô-va cho hắn, và có cấp cho hắn lương thực, cùng trao cho hắn cây gươm của Gô-li-át, người Phi-li-tin" (các câu 9b-10).
C. Điều tra  Ahimêléc (các câu 11-16).
Sau cùng Saulơ đã có một số thông tin mà ông ta có thể sử dụng. Rõ ràng các thầy tế lễ là một phần của âm mưu to lớn kia mà giờ đây ông ta phải chứng minh. Ngay lập tức, ông ta "sai đòi Ahimêléc", gia đình cùng "những thầy tế lễ ở tại Nốp". Toàn bộ số người nầy thực hiện ngay chuyến hành trình đến tại Ghi-bê-a rồi đến đứng trước mặt nhà vua.
Chúng ta được phước sống trong một quốc gia mà chúng ta có thể chống đối các cấp lãnh đạo của mình mà không e sợ bị bắt bớ. Tôi không bao giờ quên giọng nói long trọng của Tổng Thống Bush sau cuộc tấn công ngày 11 tháng Chín. Không những đó là giọng nói long trọng cho đám đông đang đứng ở trong phòng nhóm quốc hội, mà còn là đáp ứng rõ ràng cho một thượng nghị sĩ từ Nữu Ước, là người đã lấy một cựu tổng thống ăn cắp đồ triển lãm. Trong khi đám đông đứng dậy nhiều lần vỗ tay tán thưởng như sấm sét, bà ta như bị quở trách thật nặng nề. Trong nhiều nền văn hoá, bà ta chắc đã bị lôi ra và bắn bỏ rồi. Chúng ta đang sống trong một quốc gia tự do!
Ahimêléc sống dưới chế độ quân chủ của một bạo chúa. Ông đã bị gọi đến để quở trách. Hãy tưởng tượng phải đứng trước mặt một Hitler, Stalin hay Chủ tịch Mao đương cuồng nộ xem, và quí vị có một ý niệm mà thầy tế lễ thượng phẩm đã có trong ngày ấy.
Thái độ thù ghét của Saulơ đối cùng David đang sôi sụt trên Ahimêléc. Ông ta tỏ ra thái độ cao ngạo của mình thậm chí ông ta cũng chẳng gọi đến tên của Ahimêléc nữa. Ông ta gọi Ahimêléc là "con trai Ahitúp" y như ông ta gọi David là "con trai Ysai" vậy. Với thái độ thuận phục, Ahimêléc đáp: "Chúa ôi, có tôi đây".
Khi ấy Saulơ chuyển giọng của mình về âm mưu to lớn của David. Ông ta hỏi: "Cớ sao ngươi đồng mưu cùng con trai Y-sai mà nghịch cùng ta? Ngươi có cấp bánh cho nó và trao cho nó một cây gươm, cầu vấn Đức Chúa Trời cho nó, để nó dấy nghịch cùng ta, lập mưu kế hại ta, như nó đã làm ngày nay?" Saulơ đúng là lẩn thẩn quá rồi. Ông ta không hỏi có phải Ahimêléc âm mưu nghịch lại ông ta hay không, mà hỏi lý do tại sao lại âm mưu như thế!?! Saulơ đang thua thiệt trước âm mưu đó. Ai nấy đều biết David đang trốn khỏi ông ta, không cố gắng mai phục tấn công ông ta. Nhà vua đang trượt nhanh xuống chỗ dốc điên cuồng thật trơn trợt.
Quí vị phải chuyển vấn đề sang cho Ahimêléc. Ông ấy khống chế tình trạng căng thẳng nầy với lòng can đảm và sự tự tin. Ông cũng chẳng đổ thừa chi cho David. Ông không nói rằng David đã dối gạt ông đâu! Ngược lại, ông nói tốt cho David. Ông nói: "Vậy, trong vòng đầy tớ vua, ai là người trung tín như David?" Ông nhắc nhở rằng David là người "dự hội mật nghị của vua, và được tôn quí hơn hết trong nhà vua?" Trên đỉnh cao ấy thầy tế lễ nhắc cho nhà vua nhớ rằng David chính là "phò mã" của vua (câu 14).
Trong câu 15, Ahimêléc đưa ra lời bào chữa của chính mình và bảo hộ cho 85 thầy tế lễ cùng phục sự với ông. Phải, ông đã trao bánh cho David. Đúng thế, ông đã trao thanh gươm cho David. Vâng, ông đã cầu hỏi Đức Giêhôva cho David. Tuy nhiên, ông không hề phản bội nhà vua. Ông nói: "Có phải ngày nay tôi mới khởi cầu vấn Đức Chúa Trời cho người sao? Tôi quyết không làm như vậy! Xin vua chớ ngờ một lời nào cho tôi tớ vua hoặc cho người nào trong nhà cha tôi; vì kẻ tôi tớ vua chẳng biết gì, hoặc ít hay nhiều về đều đó".
Tôi tưởng tượng Saulơ từ chỗ ngồi mình nhổm dậy dưới bóng của “cây liễu xủ tơ". Gương mặt ông ta đỏ gay lên. Đôi mắt ông ta hừng hực lửa. Trong lúc điên dại, ông ta tự thuyết phục bản thân mình rằng hết thảy những thầy tế lễ  nầy đều đã kết hiệp với David. Ông ta hô to lên: "Hỡi A-hi-mê-léc, thật ngươi và cả nhà cha người đều sẽ chết!"
D. Sự tuận đạo của dòng thầy tế lễ (các câu 17-19).
Saulơ quay sang hàng vệ sĩ của mình rồi truyền lịnh: "Hãy lại gần giết những thầy tế lễ của Đức Giê-hô-va, vì chúng nó giúp đỡ Đa-vít, biết nó trốn mà không cho ta hay" (câu 17). Những người nầy rất sợ nhà vua điên dại của họ, song họ kính sợ Đức Chúa Trời nhiều hơn. Nếu họ giơ gươm lên nghịch cùng các thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, trong lòng họ có nhiều điều tranh chiến lắm. Họ đứng đấy trong sự chần chừ. Họ "không khứng tra tay trên mình những thầy tế lễ của Đức Giê-hô-va, cũng chẳng chịu đánh họ nữa".
Trong khi nổi thạnh nộ, Saulơ quay sang Đô e người Êđôm mà truyền lịnh: "Ngươi hãy lại gần đánh giết những thầy tế lễ". Dường như không chút ngần ngại, gã Đô e gian ác nầy xông tới thầy tế lễ đứng gần nhứt. Kế đó hắn đánh hết người nầy tới người khác cho tới khi hắn "giết tám mươi lăm người mặc Ê-phót bằng vải gai". Tôi hình dung các thầy tế lễ đó đã ca hát, cầu nguyện và trưng dẫn Kinh Thánh khi từng người chờ đợi phiên tuận đạo của mình dưới tay của Đô e.
Câu 19 cho chúng ta biết rằng Saulơ không dừng lại ở đó. Dường như là Đô e đem theo vài người với mình rồi trở lại giết "thành của thầy tế lễ", là Nốp. Cả thành bị "Sau-lơ lại dùng gươm giết dân Nóp, thành của thầy tế lễ: người nam và người nữ, con trẻ và con đương bú, bò, lừa, và chiên, thảy đều bị gươm giết". Ở cuối câu mệnh đề máu được lặp lại "thảy đều bị gươm giết". Tám mươi lăm thầy tế lễ đã bị giết trong ngày đó. Nhiều người đã ngã chết tại Nốp và thành phố là một đống đổ nát, cháy trong âm ỉ… hết thảy đều cảm ơn hành vi độc ác của Đô e và tính điên cuồng của Saulơ.
E. Lòng thương xót  của David (các câu 20-23).
Đô e không giết hết mọi người được. Con trai của Ahimêléc, là Abiatha "thoát khỏi, trốn đến cùng David". Ông nầy báo cáo cho David biết hết mọi sự đã xảy ra. Hãy tưởng tượng cú sốc và lầm lỗi đã lăn qua David lúc bấy giờ. Chàng nói: "Trong ngày ấy, ta hiểu rõ Đô-e, người Ê-đôm, có mặt tại đó, chắc sẽ học lại cho Sau-lơ. Ấy tại cớ ta mà cả nhà của cha ngươi bị chết". Trong nỗi hối tiếc sâu sắc, David nói với Abiatha: "Hãy ở cùng ta, chớ sợ chi; kẻ nào tìm hại mạng sống ta, cũng tìm hại mạng sống ngươi; ngươi ở cùng ta, thì sẽ bảo toàn".
Khi lần đầu tiên chúng ta gặp David, Kinh Thánh cho chúng ta biết chàng là một người vừa lòng Đức Chúa Trời. Thời thanh xuân của chàng, dường như chàng rất thanh sạch giống như tuyết trắng kia vậy. Chàng sống chân thành, hạ mình và tuyệt đối nương cậy nơi Đức Giêhôva. Chàng đã viết ra nhiều Thi thiên và lo chăm sóc bầy chiên. Khi thì giờ của chàng đã đến, David can đảm tấn công và giết chết gã vô địch Gôliát người Philitin kia. Chàng trở thành một anh hùng dân tộc và là con ngươi của mắt mọi người. David cứ tấn tới như thế và sự thành công của chàng dường như cứ thêm lên mãi. Tuy nhiên, khi tánh ganh tỵ của Saulơ bắt rễ rồi và David bắt đầu lo sợ mạng sống của mình, có một việc đà thay đổi nơi chàng. Chúng ta thấy chàng nói dối và lừa lọc. Trong nỗi lo sợ, chàng đã làm giảm giá trị của chính mình. Điều gì đã xảy ra chứ?
Như có người mới đây đến hỏi tôi: "Làm thể nào Đức Chúa Trời gọi David là người vừa lòng Ngài khi David bắt đầu suy sụp chứ?" Tôi nghĩ chúng ta nhìn thấy câu trả lời ở đây. Thực vậy, chúng ta sẽ nhìn thấy câu trả lời ấy hết lúc nầy sang lúc khác xuyên suốt cả đời sống của chàng. Khi David đối mặt với tội lỗi của mình, ngay lập tức chàng xưng tội rồi ném mình vào ân sũng và sự thương xót của Đức Chúa Trời.
II. Sự bảo hộ của David, sự truy kích của Saulơ (23.1-14).
A. Chiến thắng ở Kê-i-la (các câu 1-5).
Không nghi ngờ chi nữa David đã có những tay trinh sát và thám tử, họ đã đem tin tức tình báo cho chàng. Một trong những tin tức nầy là kẻ cừu thù của Israel, người Philitin "hãm đánh Kê-i-la, và cướp lấy các sân đạp lúa". Nói cách khác, dân Philitin đến cướp bóc các cửa hàng thực phẩm ở nơi hẻo lánh và giờ đây họ sắp sửa bao vây chính thành phố nữa.
Kêila là một thành phố nằm ở ngoài đồng bằng xứ Giuđa. Dường như đây là một tiền đồn có các bức tường cao bao chung quanh. Bất kỳ đội quân nào đến tấn công thành phố nầy sẽ lọt vào thế bất lợi về mặt chiến thuật. Họ sẽ bị kéo ra nơi trống trải. Điều gì sẽ xảy ra? Saulơ sẽ báo động cho các lực lượng tinh nhuệ của mình rồi tấn công quân Philitin ở đó. Ông ta sẽ dễ dàng đạt được một thắng lợi lớn đối với kẻ cừu thù của mình. Tuy nhiên, vì ông đã đem lòng tin chắc có một âm mưu chống nghịch lại ông, thay vì tấn công quân Philitin và bảo vệ xứ sở của mình, Saulơ lại san bằng Nốp, thành của các thầy tế lễ và giết chết dân sự của mình. Ông ta không có thì giờ dành cho dân Philitin; ông ta đã trừng phạt những ai đã giúp đỡ cho David.
David "cầu vấn Đức Giêhôva" và hỏi: "Tôi có nên đi đánh người Philitin nầy chăng?" David muốn đi lắm. Tấm lòng của chàng bảo chàng phải ra đi. Tuy nhiên, chàng có ít thực phẩm, ít vũ khí và sẽ bị nguy hiểm trong một nơi rộng rãi như thế. Chàng cần biết chắc đây là ý chỉ của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chàng cầu nguyện. Chúng ta không biết Đức Chúa Trời đã phán với David như thế nào!?! Có thể là qua vị tiên tri Gát, dường như vị tiên tri nầy đã đến ở với David. Có thể là Đức Thánh Linh đã bảo đảm ở trong lòng chàng. Chúng ta không biết. Chúng ta không biết Đức Giêhôva đã phán: "Hãy đi, đánh người Philitin, và giải cứu Kêila".
Tôi hình dung David đang vạch ra kế hoạch hành quân với số người nầy bây giờ đếm được "ước chừng sáu trăm người" (câu 13). Tất nhiên, họ cũng đã nhìn thấy nhiều nan đề về hậu cần và các mối nguy hiểm trong trận đánh nầy. Họ đáp: "Chánh tại đây, trong xứ Giu-đa, chúng ta sợ hãi thay, phương chi đi đến Kê-i-la mà đánh quân lính Phi-li-tin!" Nói cách khác: "David ơi, ông dám chắc tuyệt đối Đức Chúa Trời bảo đi đánh họ không?"
Câu 4 chép: "David lại cầu vấn Đức Giêhôva nữa". Chàng muốn biết chắc tuyệt đối trước khi hành động. Đức Chúa Trời phán: "Hãy chổi dậy, đi xuống Kê-i-la; ta sẽ phó dân Phi-li-tin vào tay ngươi".
Kinh Thánh không cung ứng chi tiết về cuộc tấn công nầy. Đức Chúa Trời phù trợ cách siêu nhiên thêm sức cho họ và họ "đã đánh dân Philitin, làm cho chúng phải thua lớn". Người của David thậm chí "đã chiếm lấy bầy gia súc của chúng nữa". Vì chàng trông đợi nơi Đức Giêhôva và đã tìm kiếm Chúa trong sự cầu nguyện, chàng "đã giải cứu dân Kêila là như vậy".
Quí vị có thể hình dung ra bối cảnh của buổi tối sau trận đánh không? Bầy gia súc của dân Philitin đã bị nướng làm liên hoan! Có tiệc tùng và nhảy múa. Sự căng thẳng của chuyện trốn tránh không còn nữa nơi người của David. Họ vui cười và ca hát. Các cư dân thành Kêila cũng rất đỗi vui mừng. Họ đã đem ra thức ăn và rượu ngon nhất cho những người đến giải phóng cho họ. Đúng là lúc phải ăn uống vui mừng.
Tôi hình dung David đang len ra khỏi đám đông rồi tìm một chỗ vắng vẻ. Chàng giơ hai cánh tay lên trong sự khen ngợi và dâng lời cảm tạ Chúa. Một số học giả kết Thi thiên 27 với thời điểm nầy trong cuộc đời của David. Cho phép tôi đọc cho quí vị nghe mấy dòng sau đây:
"Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai?" (câu 1).
"Dầu một đạo binh đóng đối cùng tôi, Lòng tôi sẽ chẳng sợ; Dầu giặc giã dấy nghịch cùng tôi, khi ấy tôi cũng có lòng tin cậy vững bền" (câu 3).
"Tôi đã xin Đức Giê-hô-va một điều, và sẽ tìm kiếm điều ấy! Ấy là tôi muốn trọn đời được ở trong nhà Đức Giê-hô-va, để nhìn xem sự tốt đẹp của Đức Giê-hô-va, và cầu hỏi trong đền của Ngài" (câu 4).
"Vì trong ngày tai họa, Ngài sẽ che khuất tôi trong lều Ngài, giấu tôi nơi kín mật của trại Ngài; Cũng sẽ đỡ tôi lên trên một hòn đá. Bây giờ đầu tôi sẽ  được ngước cao hơn các kẻ thù nghịch vây quanh tôi; Trong trại Ngài tôi sẽ dâng của lễ bằng sự vui vẻ; Tôi sẽ hát mừng, và ca tụng Đức Giê-hô-va" (các câu 5-6).
"Ôi! Nếu tôi không tin chắc rằng sẽ thấy ơn của Đức Giê-hô-va tại đất kẻ sống, thì tôi hẳn đã ngã lòng rồi!...Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va; Hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va" (các câu 13-14).
B. Quyết định phải dời đi (các câu 6-13).
Dường như là từ câu 6 chúng ta sẽ đặt phần niên đại cho sự đến của Abiatha, thầy tế lễ thượng phẩm, con trai của Ahimêléc ở đây. Ông nầy "trốn đến cùng David" khi David còn ở tại "Kêila". Hãy lưu ý, "ông ta có đem theo cái êphót". Từ đống đổ nát cháy tiêu ở Nốp, Abiatha có thể trốn thoát với một cái êphót.
“Êphót” là cái gì mới được chớ? Giữa vòng các học giả Kinh Thánh, có một số lẽ mầu nhiệm quanh cái êphót của thầy tế lễ trong thời kỳ lịch sử nầy. Êphót chứa "Urim và Thumim" biểu thị cho "sự sáng láng và sự trọn vẹn" (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 28.30; Lêvi ký 8.8: Dân số ký 27.21; Phục truyền luật lệ ký 33.8; I Samuên 28.6; Êxêchiên 2.63; Nêhêmi 7.65). F.B. Meyer mô tả “êphót” theo cách nầy:
Cách giải thích khả thi nhất, ấy là áo trong của thầy tế lễ thượng phẩm là một áo trắng mịn dài thắt ngang lưng. Ngoài lớp áo nầy, thầy tế lễ thượng phẩm mặc áo dài màu xanh da trời, và trên cổ áo là cái êphót, làm bằng vải lanh trắng nhiều lớp, đính vàng, hoa màu xanh, màu tía, màu đỏ thắm. Cùng với êphót nầy là bảng đeo ngực, trong đó là 12 hòn ngọc quí, tiêu biểu cho 12 chi phái Israel. Trong bảng đeo ngực nầy, một phần của bảng ấy hay được gắn vào bảng ấy, có lẽ là một hay hai viên kim cương rất đẹp, rực rỡ, qua đó Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ ra ý chỉ của Ngài. Nếu thầy tế lễ đưa ra một câu hỏi cho Ngài mà được đáp trả là “không”, ánh sáng nơi mấy viên ngọc nầy sẽ mờ tối. Ngược lại, nếu câu trả lời có “Có”, mấy viên ngọc đó sẽ sáng rực lên.
Giờ đây David đã có với chàng cả thầy tế lễ thượng phẩm mới của Israel và cái "êphót" với hai thứ đó chàng sẽ biết chắc được về ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Trong khi đó, Saulơ hay được rằng David đã bảo vệ được Kêila và đánh đuổi quân Philitin xâm lược kia. Thay vì đẹp lòng với vụ việc nầy, Saulơ xem đây là một cơ hội sau cùng để bắt giết David. Ông ta nói: "Đức Chúa Trời phó nó vào tay ta, bởi vì nó đã đi giam mình trong thành có cửa then" (câu 7). Điều nầy minh chứng tích cực rằng người nói về Đức Chúa Trời lại không biết mình đang nói gì! Saulơ tập trung quân đội mình và Kêila bị bao vây lần thứ hai, lần nầy bởi chính nhà vua của thành ấy, ông ta đang trong cảnh điên dại.
Nếu Saulơ giết dòng thầy tế lễ ở xứ Nốp, ông ta sẽ không ngần ngại "vây phủ" David nếu chàng và người của chàng còn ở lại đó. Vì vậy chàng đã cho gọi Abiatha và êphót đến. Chàng cầu hỏi Đức Giêhôva: "Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, tôi tớ của Chúa có hay rằng Sau-lơ toan đi đến thành Kê-i-la, đặng phá thành vì cớ tôi". Đức Giêhôva đáp: "Saulơ sẽ đi xuống". David khi ấy cầu hỏi một lần nữa: "Các quan trưởng Kêila sẽ nộp tôi vào tay Saulơ chăng?" Đức Giêhôva bèn phán: "Chúng nó sẽ nộp các ngươi".
Đức Chúa Trời vốn biết rõ là nếu David còn ở lại trong Kêila, Saulơ sẽ xuống tận đó. Đức Chúa Trời vốn biết rõ là nếu David còn ở lại trong Kêila, người của thành ấy sẽ nộp chàng cho Saulơ. Đức Chúa Trời đã tỏ ra điều nầy cho David giúp cho chàng thoát khỏi trước khi Saulơ đến. Bob Deffinbaugh lưu ý:
Không những Đức Chúa Trời biết mọi sự sẽ xảy ra, Ngài còn biết mọi sự sắp xảy ra nữa, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Biết tương lai có gì là một việc. Biết tương lai sẽ có gì là một việc lớn lao hơn nữa, dưới mọi hoàn cảnh khác nhau. Sự toàn tri của Đức Chúa Trời cho thấy Ngài biết rõ mọi sự hiện có và mọi sự khả thi. Điều nầy chỉ ra thể nào Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị trong mọi sự, Ngài không chịu trách nhiệm về tội lỗi của loài người. Thí dụ,  Đức Chúa Trời vốn biết qua mọi hoàn cảnh, Giuđa sẽ phản Chúa để lấy 30 miếng bạc. Sự phản bội Chúa Giêxu là một phần cần thiết trong chương trình của Đức Chúa Trời, và chẳng có gì phải nghi ngờ sự phản bội ấy phải xảy ra. Sự toàn năng của Đức Chúa Trời làm cho mọi sự ấy xảy ra, song không thể trách cứ Ngài vì cớ tội lỗi của con người được.
Vì thế David cùng quân đội của chàng, đã lên tới con số "ước chừng 600 người", "đều đứng dậy đi ra khỏi Kêila, và rút ở được nơi nào thì ở". Vậy Saulơ "hay rằng David đã thoát khỏi Kêila, thì bỏ không kéo binh đi”.
C. Tánh cố chấp của Saulơ (câu 14).
Dù sao, khi David trở lại với “đồng vắng, trên nơi cao hiểm hóc”, Saulơ không chịu thua. Ông ta "tìm kiếm người không ngớt, nhưng Đức Chúa Trời chẳng phó người vào tay Saulơ".
III. Ba lẽ thật muôn thuở cho hôm nay.
A. Khi thế gian dường như điên cuồng, Đức Chúa Trời vẫn đang nắm quyền tể trị.
Chúng ta giải thích những kẻ mặc áo bay rồi lao thẳng vào các toà nhà như thế nào đây? Chúng ta giải thích những sinh viên đại học chiếm lấy trường rồi hành quyết từng người một bạn đồng học của họ như thế nào đây? Chúng ta giải thích tại sao một người lẻn vào nhà kia rồi gạ gẫm với một bé gái trên giường ngủ của nó như thế nào đây? Thật là điên cuồng. Sự hư hoại sâu sắc của con người và sự sa ngã của loài thọ tạo cứ tiếp tục gây ra nhiều hành động điên đại không tưởng được.
Mặc dù Saulơ đã tỏ ra tuyệt đối vô tâm trong sự điên dại của mình, ông ta không thể làm hại cho David được. Dù dòng thầy tế lễ đã bị tàn sát, họ vẫn phục sự các mục đích tối cao của Đức Chúa Trời. Hãy nghiên cứu I Samuên 2–3 và quí vị sẽ học biết rằng Đức Chúa Trời đã nói tiên tri trước rằng dòng thầy tế lễ sẽ được chọn từ nhà của Hêli. Thậm chí trong sự điên dại của ông ta, Đức Chúa Trời đã sử dụng Saulơ làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài.
B. Khi tội lỗi được ấp ủ, nó lớn lên.
Rõ ràng là Saulơ ngày càng tệ hại thêm trong sự điên dại của ông ta. Ông ta có thể là một vì vua lỗi lạc, song vì cớ tội lỗi của ông ta, Đức Chúa Trời hoàn toàn chối bỏ ông ta. Giacơ 1.14-16 chép: "Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. Hỡi anh em yêu dấu, chớ tự dối mình”.
C. Sự an toàn không được tính bằng khoảng cách chúng ta ở xa đối với thế gian, mà được tính bằng sự chúng ta ở gần gũi với Đức Chúa Trời.
David được an ninh trong đồng bằng Kêila dễ bị xâm hại cũng như chàng được an ninh ở nơi hiểm hóc trong đồng vắng. Người của chàng tưởng họ ở càng xa Saulơ thì họ sẽ càng được an ninh hơn. Sự thật là đây: an ninh ở chỗ không phải họ sống cách xa Saulơ bao nhiêu, mà chính ở chỗ họ sống gần gũi với Đức Giêhôva bao nhiêu đấy thôi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét